![]() |
Mourinho cho rằng, công việc ở MU là quá tầm với Solskjaer. Tuy nhiên, ở lượt đi MU thắng Tottenham 2-1 |
MU dưới thời cựu danh thủ Soskjaer đã đi qua những bước thăng trầm nhưng từng bước xây dựng Quỷ đỏ trở lại với phong cách tấn công và xoay quanh những người trẻ, nhiệt huyết. Đó là lý do Solskjaer mỗi lúc nhận thêm sự ủng hộ.
Trong khi đó, Mourinho ở Tottenham đang ở vị trí không mấy thuận lợi – xếp thứ 8 Ngoại hạng Anh sau 29 vòng đấu và để kém MU 4 điểm.
Nếu MU nhắm tới suất vé dự Cúp C1 mùa sau khi đang xếp thứ 5, kém Chelsea 3 điểm thì Tottenham có lẽ là Europa League sau khi vào đến chung kết Champions League mùa trước.
Nhưng cuộc đối đầu Tottenham vs MU rất được chờ đợi, bởi Mourinho gặp lại đội bóng cũ từng sa thải ông, còn Solskjaer kỳ vọng Quỷ đỏ có thể chơi tưng bừng ở trận ‘bắt đầu lại’ mùa giải – như ra quân đè bẹp Chelsea 4-0.
Ở lượt đi tại Old Trafford, MU thắng Tottenham của Mourinho 2-1. Liệu Mourinho và học trò có thể ‘đòi nợ’ hay không thì còn phải chờ thêm, tuy nhiên theo tờ The Athletic, Mourinho đã tranh thủ… nói xấu Solskjaer trước cuộc đấu.
Theo nguồn này, Mourinho nói với mọi người rằng, công việc ở MU có thể là ‘quá tầm’ với Solskjaer, khiến cựu danh thủ Quỷ đỏ bị ngợp khi ngồi trên ‘ghế nóng’ tại Old Trafford.
L.H
" alt=""/>Mourinho ‘nói xấu’ Solskjaer trước đại chiến MU vs TottenhamThế nhưng trong số đó vẫn còn một số người mắc căn bệnh cuồng FPS, nghĩa là chơi game thì không chịu chơi, mà chỉ suốt ngày quan tâm đến tốc độ khung hình của game. Giờ đây, mọi phần mềm, mọi game hầu hết đều có khả năng hiển thị FPS trong game, để bạn có thể theo dõi khả năng hoạt động của phần cứng máy tính khi những ứng dụng này được chạy. Thế nhưng khi chỉ quan tâm đến việc game mượt hay không, chứ chẳng thèm để ý cách chơi của nó như thế nào, có cuốn hút không, thì đó là một thói xấu rất đáng bỏ của nhiều game thủ.
Mới đây, anh chàng Dave Meikleham đã có những chia sẻ hết sức chân thực về tính xấu chơi game thì không để tâm, chỉ chú ý đến tốc độ khung hình và những hệ lụy không đáng có, làm mất đi tình yêu của bản thân đối với game:
Tôi sẽ nói thật: Tôi có vấn đề liên quan đến FPS trong game. Nó khởi đầu khi tôi bắt đầu yêu việc chơi game trên PC, khoảng 4 năm về trước. Kể từ đó, tôi đã bỏ ra không ít tiền để nâng cấp cỗ máy chơi game của mình, tất cả chỉ để đạt được khả năng xử lý game mạnh nhất có thể. Đầu tiên là GTX 690, rồi một năm rưỡi sau là GTX 970. Tiếp đó, tôi sắm màn hình 4K, và GTX 970 trở nên yếu đuối và bị thay thế bởi GTX 980Ti. Từ đó thói xấu chỉ trở nên tệ hơn, khi hết GTX 1080 đến... hai chiếc GTX 1080 xuất hiện bên trong case máy tính của tôi.
Nâng cấp đến đâu cũng không thỏa mãn
Bất chấp việc bỏ ra hàng đống tiền nâng cấp phần cứng máy tính, tôi chẳng bao giờ thực sự thỏa mãn lúc chơi game cả. Tất cả cũng chỉ vì thói xấu cứ quan tâm đến FPS đến ám ảnh của mình. Tôi thậm chí đã thử overclock phần cứng, thậm chí là bỏ cả game vì không lên được 60 FPS mọi lúc chơi game. Giờ nghĩ lại cũng phải thừa nhận, lúc đó đúng là tôi bị điên thật.
Và rồi cuối cùng cơn điên của tôi cũng có chút thuốc giải. Tôi quyết định bán cái card GTX 1080 thứ hai đi, chỉ giữ lại một chiếc, và nhờ đó, tôi mới thực sự nhớ ra mình yêu game như thế nào. Kể từ đó, không có lúc nào tôi quan tâm đến FPS nữa, vì chắc chắn là cắm card GTX 1080 không max được đồ họa trên màn hình 4K đâu. Nhưng nhờ việc tắt cái bộ đếm FPS ở góc màn hình, tôi bỗng nhiên cảm thấy mình đỡ phải quan tâm đến những chỉ số ảnh hưởng đến tình yêu của tôi với game.
Cái ước vọng làm mọi cách để đạt được 60 FPS trên màn hình 4K thực sự không đáng để lao tâm khổ tứ chút nào. Cỗ máy tính của tôi vẫn cực khỏe, vẫn thừa sức chạy được mọi game, nhưng sự thích thú khi chơi game thì bị những lo âu khi FPS tụt từ 60 xuống 59 xâm chiếm, vậy là mất vui kinh khủng.
Lấy ví dụ The Witcher 3 đi. Một trong những game hay nhất mọi thời đại đúng không? Tôi đã từng có thời không chơi nổi game, vì cứ mỗi lúc đứng giữa quảng trường Novigrad trong game, FPS sụt từ 60 xuống 54. Thế là tôi bỏ game. Bạn đọc không nhầm đâu. Tôi bỏ một trong những game hay nhất chỉ vì... sụt FPS, vì tôi không chịu được 6 cái khung hình bị sụt lúc chơi game. Tôi biết, tôi có vấn đề, và tôi cần giúp đỡ!
Không chỉ The Witcher 3 mà còn nhiều game khác đã bị tôi bỏ cuộc không thương tiếc chỉ vì cơn điên mang tên "60 FPS" của mình. Và tôi nhận ra sai lầm.
Tôi gỡ sạch mọi phần mềm liên quan đến khả năng vận hành của chiếc card đồ họa, ngoại trừ driver của Nvisia. MSI Afterburner, EVGA Precision, GPU-Z, tất cả đều bị gỡ khỏi máy tính. Việc ngắm nhìn hai con số ở góc màn hình đã khiến tôi trở thành một kẻ dở hơi đúng nghĩa. Chỉ vì nó mà tôi làm mọi cách để hành hạ cỗ máy tính của mình thay vì bỏ qua mọi thứ và chơi game như một người bình thường.
Giờ đây tôi bỗng nhận ra một điều, rằng không cần biết phần cứng của bạn ở mức nào, bạn sẽ chẳng thể nào thỏa mãn được bản thân nếu cứ quá quan tâm đến chỉ số khung hình. Nhiều game vẫn sẽ có những lỗi trong quá trình chơi, trong khi một số khác chẳng thể nào mượt mà bất chấp việc bạn bỏ bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Trừ khi bạn là người yêu phần cứng hơn game, thì FPS là một con số vô vị không nói lên điều gì cả. Hãy từ bỏ thói quen đó đi.
Theo GameK
" alt=""/>Hãy tắt ngay chỉ số này khi chơi điện tử nếu không muốn nó gây ám ảnh dẫn đến bỏ game![]() |
Ảnh: VinaPhone |
Theo thông báo từ các nhà mạng, hạn cuối cho chủ thuê bao hoàn thiện thông tin, ảnh chân dung là ngày 24/4/2018. Sau ngày này, số thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa một chiều.
Ai phải nộp ảnh chân dung cho nhà mạng?
Theo đó, các thuê bao hòa mạng trước ngày Nghị định 49 có hiệu lực (24/4/2017), chủ thuê bao phải cung cấp ảnh chụp chủ thuê bao cho doanh nghiệp viễn thông.
Nếu quá hạn quy định mà chủ thuê bao không thực hiện, doanh nghiệp có quyền khóa một chiều sau 15 ngày gửi tin nhắn và khóa hai chiều sau 15 ngày tiếp theo.
Quy định này chính thức có hiệu lực từ 24/4/2018.
Người dùng có thể kiểm tra thông tin thuê bao của mình bằng cú pháp: TTTB gửi 1414. Thông tin trả về sẽ là: họ tên; ngày sinh; số CMND (hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước), nơi cấp giấy tờ tùy thân; danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với thuê bao là cá nhân); tên tổ chức, số giấy chứng nhận pháp nhân (đối với thuê bao là tổ chức).
Cách thức bổ sung ảnh chủ thuê bao cho các nhà mạng
Khách hàng có thể trực tiếp tới các điểm giao dịch của các nhà mạng để bổ sung ảnh chân dung.
Tại các điểm giao dịch, khách hàng sẽ được nhân viên nhà mạng trực tiếp phục vụ việc chụp ảnh và tiếp nhận bổ sung thông tin từ CMND/Thẻ căn cước/hộ chiếu.
Ngoài ra, để đỡ tốn kém thời gian và công sức, khách hàng cũng có thể bổ sung thông tin và ảnh chân dung bằng hình thức online.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Viettel
Người dùng kiểm tra xem mình có nằm trong diện cần bổ sung thông tin và ảnh chân dung hay không là ở đây.
Nếu thông tin trả về "Thuê bao không nằm trong danh sách cần cập nhật lại thông tin theo nghị định 49/2017/NĐ-CP." tức là khách hàng đã đầy đủ thông tin và ảnh chân dung chủ thuê bao.
Nếu kết quả kiểm tra trả về có nội dung như: "Thuê bao cần chuẩn hóa thông tin, bổ sung CMND, ảnh chụp chân dung KH" thì người dùng cần bổ sung thông tin thuê bao, phổ biến nhất là trường hợp thiếu ảnh chân dung.
Người dùng smartphone hoàn toàn có thể bổ sung thông tin và ảnh ngay ở nhà bằng ứng dụng My Viettel.
Tải ứng dụng My Viettel về smartphone từ Google Play hoặc App Store với các máy dùng hệ điều hành Android hay iOS tương ứng.
Sau đó đăng ký tài khoản My Viettel bằng số điện thoại cần kiểm tra.
Tiếp đến chúng ta bổ sung thông tin bằng cách bấm vào phần ảnh đại diện, và chọn tiếp vào dòng thông báo "Quý khách bổ sung thông tin hồ sơ bấm vào đây"...
![]() |
Bắt đầu bổ sung thông tin bằng cách bấm vào phần ảnh đại diện. |
![]() |
Bấm tiếp vào dòng thông báo "Quý khách bổ sung thông tin hồ sơ bấm vào đây"... |
Ở các mục ảnh chân dung và ảnh chụp chứng minh thư 2 mặt, chúng ta có thể chọn tải ảnh có sẵn trong điện thoại hoặc chọn chụp trực tiếp.
![]() |
Sau khi bổ sung thông tin thuê bao sẽ có thông báo chờ phê duyệt như trên. |
Nếu thông tin bổ sung là đúng và được Viettel cập nhật thì chúng ta sẽ nhận được tin nhắn phê duyệt thành công từ đầu số 155. Ngược lại, nếu thông tin thuê bao không chính xác hoặc bị nghi ngờ thông tin giả thì sẽ có tin nhắn từ chối phê duyệt thông qua đầu số 155.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Vinaphone
Cách 1:
Gửi email tới địa chỉ: cskh@vnpt.vn
Nếu thông tin chính chủ, bạn vui lòng chụp ảnh mặt trước, mặt sau CMND, ảnh chân dung của bạn và mặt sau SIM gửi về email: cskh@vnpt.vn.
Khi gửi bạn nhớ ghi rõ Cập nhật TTTB cho SĐT xxx. Riêng SIM học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn bắt buộc ra điểm giao dịch để được hỗ trợ.
Cách 2:
Vào trang web http://my.vinaphone.com.vn/ cập nhật ảnh 2 mặt CMND và ảnh chân dung để bổ sung thông tin. Tại mục cập nhật hợp đồng, bạn có thể chụp ảnh mặt sau của SIM để bổ sung nếu không tìm thấy hợp đồng.
![]() |
Cập nhật thông tin thuê bao và ảnh chân dung trên trang web myvinaphone |
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể bổ sung ảnh chân dung qua qua fanpage: VNPT VinaPhone, qua Ứng dụng My VinaPhone.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao MobiFone
Trong khi đó, đại diện của MobiFone cho biết, nhà mạng này sẽ triển khai cập nhật theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 đối với thuê bao có thời gian hòa mạng dưới 5 năm.
Giai đoạn 2 tổ chức triển khai mời khách hàng cập nhật thông tin thuê bao cho nhóm thuê bao có thời gian hòa mạng trên 5 năm.
Các khách hàng khi đến cửa hàng MobiFone giao dịch đều được nhân viên MobiFone kiểm tra dữ liệu thông tin. Trường hợp thuê bao thiếu thông tin theo yêu cầu Nghị định 49 sẽ được cập nhật trước khi thực hiện các giao dịch khác.
Để kiểm tra SIM của mình đã đăng ký hay chưa, người dùng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động.
|
H.N. (tổng hợp)
Các nhà mạng đồng loạt triển khai nội dung Nghị định 49 của Chính phủ trong việc bổ sung ảnh chân dung, hoàn thiện thông tin cá nhân thuê bao.
" alt=""/>Cách tra cứu và bổ sung nhanh ảnh chân dung thông tin cho thuê bao Viettel, VinaPhone và MobiFoneKhông chỉ có hình ảnh rực rỡ, độ tương phản cao, hệ thống loa soundbar mỏng gọn sẽ hỗ trợ cho âm thanh của TV trở nên hoàn hảo. Một xu hướng rõ rệt của các các hệ thống âm thanh hi-fi gia đình là ngày càng chuyển sang kết nối không dây nhiều hơn qua wi-fi hoặc bluetooth.
Các tính năng phổ biến khác bao gồm các giao thức truyền thông như Apple Airplay, Google Cast. Tai nghe không dây tiếp tục phát triển mạnh. Các tai nghe không dây sẽ kết hợp nhiều công nghệ kết nối không dây cùng công nghệ xử lý tối ưu tiếng ồn môi trường.
![]() |
Công nghệ nghe nhìn ngày càng tối ưu
35 năm trước đĩa CD đã thiết lập ra tiêu chuẩn cho âm nhạc digital trên toàn cầu. Ngày nay, tiêu chuẩn âm thanh độ phân giải cao hay nhạc số Hi-Res đã trở thành tiêu chuẩn mới trong các studio và các trang web tải nhạc. Tại triển lãm IFA 2017 vào tháng 9, các thiết bị hỗ trợ nhạc số Hi-Res sẽ xuất hiện rất nhiều. Tiêu chuẩn âm thanh cao cấp này sẽ phổ biến tới cả các smartphone, tai nghe streaming và các hệ thống hi-fi, hi-end.
Ultra HD hay hình ảnh 4K hiện nay đã được coi là tiêu chuẩn nhất thiết của các TV hiện đại. Cùng lúc đó, công nghệ hình ảnh tương phản cao HDR (High Dynamic Range) cũng đã được các nhà cung cấp phim ảnh online coi như một tiêu chuẩn dần được coi là bắt buộc với các bộ phim online. Những thiết bị video nghiệp dư và gia đình rồi cũng sẽ được trang bị các tính năng cao cấp này.
" alt=""/>Xu hướng điện tử tiêu dùng tại IFA 2017 sẽ ra sao?